Marvela khuyên bạn

Những lời khuyên ẩm thực đơn giản về các bệnh được Marvela tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp chị em phụ nữ dễ nhớ, dễ thuộc và áp dụng ngay vào việc chăm sóc sức khỏe gia đình mình mỗi ngày!
Cách ăn uống tốt cho người suy thận

Suy thận mạn là hậu quả từ các bệnh mạn tính của thận như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận bẩm sinh và di truyền, bệnh thận do nhiễm độc chì.

Suy thận mạn là hậu quả từ các bệnh mạn tính của thận như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận bẩm sinh và di truyền, bệnh thận do nhiễm độc chì, tăng huyết áp, do dùng một số thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh…

Cách ăn uống tốt cho người suy thận
Người suy thận mạn chỉ nên ăn các loại thịt, cá nạc để có đủ acid amin.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống phải chú ý những điểm sau:

Hạn chế dùng chất đạm và chỉ dùng thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao có đủ các acid amin cần thiết như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn nạc, cá nạc.

Giàu năng lượng: người suy thận mạn thường chán ăn nên cố gắng đạt 35-40kcal/kg thể trọng/ngày. Thức ăn cung cấp năng lượng nên là các loại bột ít protein như các loại khoai, sắn, miến dong, đường mật, dầu mỡ. Không nên ăn nhiều gạo, mì vì có nhiều protein thực vật có giá trị sinh học thấp.

Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, ăn các loại thức ăn có nhiều sắt B12, B6, C, A, E. Nên dùng các loại quả ngọt, rau ít đạm, ít chua, giá đỗ.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan đủ calci, ít phosphat, ăn nhạt khi có phù (chỉ dùng 2-4g muối mỗi ngày), nước uống đầy đủ (tương đương với lượng nước tiểu là được), nếu có phù thì uống ít hơn.

PGS.TS. Trần Đình Toán
(
Theo suckhoedoisong.vn)

Dinh dưỡng kiểm soát bệnh thận

Bệnh thận được xem là “sát thủ thầm lặng” xếp thứ ba, sau bệnh ung thư và bệnh tim. May mắn một điều, tuân thủ theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt có thể giúp bạn kiểm soát dễ dàng chứng bệnh này.

 

o-BUFFET-LINE-facebookBáo The Times of India dẫn một số lời khuyên sau đây của tiến sĩ Umesh Khanna, Chủ tịch Hiệp hội thận Mumbai (Ấn Độ).

– Muối là nguyên nhân chính gây bệnh thận mãn tính, huyết áp cao và bệnh tim. Dùng nhiều muối có thể giữ nước. Do đó, bạn nên giảm lượng muối hấp thụ mỗi ngày. Đừng thêm muối sau khi nấu ăn, càng ít muối càng tốt.

– Chế độ ăn thấp protein giúp trì hoãn bệnh thận tiến triển. Tuy nhiên, protein lại cần thiết cho việc tăng trưởng, củng cố cơ bắp và phục hồi mô. Vì thế, bạn cần bổ sung đủ protein để duy trì sức khỏe.

– Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Tuy nhiên, bạn chỉ hạn chế dùng chất này sau khi đã tham khảo chuyên gia và kiểm tra hàm lượng kali trong cơ thể bạn. Điều này là cần thiết vì kali có nhiều trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

– Lượng phốt-pho trong cơ thể bạn cần được kiểm soát. Hàm lượng phốt-pho nhiều quá có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

– Can-xi là mối bận tâm khác đối với bệnh nhân thận, về sau có thể dẫn tới các bệnh về xương nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

– Lượng nước bổ sung cho cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ. Tuy nhiên, nếu không phải lọc thận, đừng hạn chế lượng nước bổ sung. Chỉ uống nước khi bạn thấy khát, nếu cơ thể giữ nước, nên hạn chế dùng muối. Bạn không thể kiểm soát lượng nước vào cơ thể nếu bạn ăn muối quá nhiều, vì bạn luôn thấy khát.

– Dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, qua đó cản trở bệnh thận tiến triển. Trong khi việc kiểm soát chế độ ăn uống là cần thiết, lượng thức ăn bạn dùng cũng là một vấn đề. Nếu bạn ăn nhiều quá, giá trị dinh dưỡng sẽ thay đổi đáng kể.

– Ngoài ra, bạn cần phải tránh hoặc hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia. Tóm lại, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, quá trình “sống chung” với bệnh thận sẽ trở nên dễ chịu hơn.

(Theo Thanh Nien)

Ăn gì để thận khỏe mạnh?

 Chỉ cần tăng vitamin, các dưỡng chất cần thiết và bổ sung chất kháng viêm có sẵn trong thực phẩm, bạn sẽ không lo về bệnh thận.

Tỏi được coi như một loại kháng sinh loại nhẹ chứa chất kháng viêm giúp bảo vệ thận.
Tất cả các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ có nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K rất tốt cho thận.
Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin thiết yếu và khoáng chất, cung cấp protein cao, kali và phốt pho thấp giúp thận hoạt động tốt.
Hành chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp chống ung thư, bệnh tim và thúc đẩy hoạt động tim mạch. Hành khi ăn sống có tác dụng như một chất chống viêm.
Các loại quả mọng, đặc biệt quả việt quất chứa chất chống oxy hóa, cranberries giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ bệnh tim và một số loại ung thư.
Táo cũng chứa các hợp chất chống viêm cùng hàm lượng kali thấp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm cholesterol và ung thư.
Sử dụng dầu ôliu thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh thận. Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do và giúp giảm viêm động mạch.
Cá cá hồi, cá trích, cá mòi chứa hàm lượng protein cao chất lượng và axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol và giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính.
(Theo GDVN)
8 quy tắc vàng để bảo vệ thận

Bệnh thận là một sát thủ thầm lặng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy vậy, có một số cách đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Dưới đây là 8 quy tắc vàng để bảo vệ thận.

1. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động

Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp và do đó khiến ta ít nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy“vận động cho khỏe thận”, tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào mà ta ưa thích như đi bộ, chạy,đạp xe đạp… để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng.

2. Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu

Khoảng một nửa số người bệnh tiểu đường có diễn biến tổn thương thận, vì vậyviệc thường xuyênxét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường. Điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong máu với sự theo dõi, hỗ trợ của bác sỹ.

3. Theo dõi huyết áp

Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim, song ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Từ 140/90 mmHg trở lên, cần đi khám bác sỹ, để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Huyết áp cao đặc biệt dễ gây tổn thương thận khi kết hợp với các yếu tố khác như tiểu đường, cholesterol máu cao và bệnh tim mạch.

4. Ăn uống lành mạnh và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý

Điều này có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Giảm lượng muối ăn hằng ngày. Các bác sỹ khuyên chỉ nên ăn 5-6 gam muối mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối ăn vào, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn của nhà hàng và không nêm thêm muối vào thức ăn. Chúng ta có thể duy trì chế độ ăn nhạt dễ dàng hơn nếu tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống.

5. Uống đủ nước hằng ngày

Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5 đến 2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Tuy vậy, uống nhiều không có nghĩa là uống quá nhiều một lúc, vì có thể gây hại.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giới tính, tập thể thao, khí hậu, tình trạng sức khỏe, mang thai và cho con bú… Ngoài ra, những người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mới.

6. Không hút thuốc

Hút thuốc làm lưu lượng máu tới thận bị chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng khoảng 50% nguy cơ ung thư thận.

7. Không dùng thường xuyên các thuốc không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid hay dùng như ibuprofen có thể gây ra tổn thương thận và bệnh thận nếu uống thường xuyên. Thuốc này có thể không gây hại nhiều nếu thận tương đối khỏe mạnh và chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Những người bị đau mạn tính (như viêm khớp, đau lưng…), cần hỏi bác sĩ cách kiểm soát cơn đau mà không gây hại cho thận.

8. Định kỳ kiểm tra chức năng thận nếu có một trong số các yếu tố nguy cơ sau: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc bệnh thận…

YHTH
Theo t5g.org