Marvela khuyên bạn

Những lời khuyên ẩm thực đơn giản về các bệnh được Marvela tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp chị em phụ nữ dễ nhớ, dễ thuộc và áp dụng ngay vào việc chăm sóc sức khỏe gia đình mình mỗi ngày!
Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch

Để có một trái tim khoẻ mạnh, bạn nên ăn những thực phẩm này trong các bữa ăn.

Những bệnh về tim mạch ngày càng trở nên phổ biến vì nhiều nguyên nhân như ăn uống không lành mạnh, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, thói quen ít vận động và lười tập thể dục.

Các vấn đề về tim mạch thường liên quan đến các vấn đề như lượng cholesterol và huyết áp cao. Nếu chỉ tập thể dục thôi cũng chưa đủ để có một trái tim khoẻ mạnh. Bạn cần phải có thêm một chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt cho tim mạch mà bạn nên biết.

1. Những loại rau lá màu xanh

Những loại rau lá xanh như rau cải chân vịt, cỏ ca ri, lá rau củ cái, rau diếp… rất tốt cho sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 1

Những loại rau này ít chất béo, calo nhưng giàu chất xơ. Ngoài ra trong những loại rau này còn chứa nhiều axit folic, magie, canxi, kali…. Những khoáng chất có lợi cho hoạt động của tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn những loại rau này hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khoảng 11%.

2. Yến mạch

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 2

Yến mạch là một trong những lựa chọn tốt nhất cho bữa sáng. Yến mạch không chỉ làm cho bạn cảm thấy no, tràn đầy năng lượng mà còn là thực phẩm tuyệt vời giúp bạn có một trái tim khoẻ mạnh. Yến mạch có chứa beta glucan, một loại chất xơ hoà tan giúp làm giảm lượng cholesterol đặc biệt là LDL ( loại cholesterol xấu) trong cơ thể. Sử dụng bột yến mạch trong các bữa sáng để hấp thụ tốt hơn.

3. Các loại ngũ cốc

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 3

Các loại ngũ cốc tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch, kê, đậu được coi là tốt cho sức khoẻ bởi chúng cung cấp chất xơ tự nhiên và các vitamin. Ngoài ra còn chứa vitamin E, magie và một loạt các chất chống oxy hoá. Thường xuyên sử dụng ngũ cốc cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp.

4. Protein đậu nành

Sử dụng các protein thực vật thay thế thịt động vật làm thức ăn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho người đang là xu thế hiện nay trên thế giới. Nguồn thực vật giàu protein là các hạt có dầu, các loại đậu và ngũ cốc. Đậu nành là nguồn protein thực vật có chất lượng cao và nhiều nhất, chứa khoảng 40% protein, 20% dầu, còn lại là các axit amin cần thiết, các loại vitamin, muối khoáng tốt và hydrat cacbon.

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 4

Sử dụng đậu nành làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng , có tác dụng tốt đối với sức khoẻ như phòng ngừa bệnh tim mạch, béo phì, lượng cholesterol trong máu cao, các bệnh tiểu đường, ung thư.

5. Dầu oliu

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 5

Dầu oliu là một trong những loại dầu có sẵn rất dễ tìm, sử dụng dầu oliu trong các bữa ăn giúp bạn giảm lượng cholesterol. Ngoài ra, dầu oliu có chứa chất béo không bão hoà đơn rất tốt cho hệ tim mạch.

6. Cà chua

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 6

Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin và hoạt động như một máy lọc máu. Thường xuyên ăn cà chua cũng là một cách làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vitamin K có trong cà chua ngăn ngừa xuất huyết.

7. Táo

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 7

Mỗi ngày một quả táo giúp ngăn ngừa bệnh máu đông. Ăn táo vào bữa sáng cùng với ngũ cốc hoặc ăn táo trong các bữa ăn nhẹ khi bạn cảm thấy đói thay vì ăn những thức ăn nhanh như khoai tây chiên….

8. Hạnh nhân

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 8

Ăn hạnh nhân giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể và giảm các bệnh về tim mạch. Hạnh nhân cũng chứa vitamin B17, vitamin E và các khoáng chất như magie, săắt, kẽm và các chất béo không bão hoà đơn tốt cho tim mạch.

9. Rượu vang đỏ

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch  - Ảnh 9

Rượu vang đỏ có chứa một chất oxy hoá gọi là resveratrol rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, rượu vang đỏ còn chứa những hương liệu tự nhiên, không chứa lượng đường cao như trong các loại rượu mạnh khác.

(Theo doisongphapluat.com)

Những món ăn tốt cho người bệnh béo phì

Những món ăn tốt cho người bệnh béo phì

Tình trạng bệnh béo phì thừa cân đang có xu hướng tăng nhanh và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Để điều trị béo phì, việc ăn uống và tập luyện đúng cách là một việc làm đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy người béo phì phải ăn uống thế nào? Những món nào người bệnh béo phì nên ăn và không nên ăn? Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bệnh béo phì, bạn đọc có thể tham khảo.

mon an cho nguoi benh beo phi Những món ăn tốt cho người bệnh béo phì

Món nấm hương xào rau cần

Nguyên liệu:

  • 500g rau cần
  • 50g nấm hương ngâm nước
  • 3g muối
  • Bột nê, bột năng với mỗi thứ vừa đủ
  • 50 ml dầu ăn.

Cách làm:

Rau cần nhặt sạch, bỏ lá, rửa sạch, thái cọng dài chừng 2cm, ướp với muối khoảng 10 phút, rửa sạch để ráo, sử dụng sau. Nấm hương thái lát, trộn đều cùng giấm, bột nêm, bột năng ướp trong chén, thêm nước khoảng 50ml, khuấy thành xốt, sử dụng sau. Cho chảo lên bếp có lửa to cho nóng, đổ dầu vào, khi dầu bốc khói thêm rau cần, sào xơ chừng 2- 3 phút, bỏ thêm nấm hương xào nhanh, rưới vào nước xốt, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Công dụng: Món ăn này rất tốt cho người bị béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, chứng mỡ máu cao.

Món canh cá chép

Nguyên liệu:

  • 2 con cá chép
  • 1 muỗng tiêu bột
  • Gừng tươi, ngò rí, rượu vang, hành, bột nêm, giấm với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm:

Cá chép bỏ vảy, mổ bụng bỏ nội tạng, thái lát nhỏ, gừng và hành rửa sạch, thái sợi, sử dụng sau. Tiêu hột, cá chép, hành, gừng cho vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp hầm với lửa vừa trong nửa giờ, thêm ngò rí, rượu vang, bột nêm, giấm vào.

Công dụng: Món này có tác dụng tốt cho người bệnh béo phì.

Món cháo bo bo – bí đao

Nguyên liệu:

  • 3g Bo bo
  • 100g hạt bí đao
  • 20g đậu đỏ

Cách làm:

Bo bo, bí đao, đậu đỏ lần lượt vo sạch, trộn lại, cho vào trong nồi thêm nước đun đến khi đậu nhừ, thêm ít lá sen bọc trong túi vải, cho vào đun thêm 5 phút, vớt ra là được.

Công dụng : Món này tốt cho người bị chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

Món xào nấm hương – nấm rơm

Nguyên liệu:

  • 250g nấm rơm
  • 50g nấm hương
  • 3g muối
  • 30ml dầu ăn
  • Một ít bột nêm và đường trắng nước bột năng.

Cách làm:

Nấm hương ngâm nước nửa giờ, vớt ra, ép ra nước, bỏ cuống rửa sạch, sử dụng sau. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm nấm hương xào 1 phút, thêm nấm rơm, muối, bột nêm, đường trắng, nước dùng, khi hơi sôi, dùng nước bột năng làm xốt là được.

Công dụng : Món này tốt cho người béo phì có chứng cao mỡ máu, bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bị đái tháo đường.

Món sen xào giá đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 200g lá sen
  • 50g hạt sen ngâm nước
  • 150g giá đậu xanh
  • 100g củ sen
  • Một ít dầu ăn, muối, bột nêm, nước bột năng với mỗi thứ một ít.

Cách làm:

Hạt sen, lá sen thêm nước vừa đủ, ninh canh bằng lửa nhỏ, sử dụng sau. Củ sen thái sợi, dùng dầu xào gần chín, thêm hạt sen nấu chín và giá đậu xanh, rưới lên nước canh vừa nấu, thêm muối và bột nêm vừa đủ, dùng nước bột năng làm xốt, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Công dụng : Tốt cho người bị chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

Món cơm nếp ba màu

Nguyên liệu

  • Đậu đỏ
  • Bo bo
  • Nếp
  • Hạt bí đao
  • Dưa leo

Cách làm:

Đậu đỏ và bo bo dùng nước vo sạch cho vào nồi đun trước 20 phút, sau đó thêm vào nếp và hạt bí đao đã vo sạch thêm nước đun đến chín, múc lên đĩa thêm dưa leo thì hoàn tất.

Công dụng: Tốt cho người bị chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

Món chè bo bo:

Nguyên liệu:

  • 30g bo bo

Cách làm:

Bo bo vo sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ bắc nồi lên bếp đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh chín. Nêm đường trắng vừa đủ thì hoàn tất.

Công dụng : Tốt cho người bệnh béo phì, mỡ máu cao.

Món tần ô xào củ cải

Nguyên liệu:

  • 100g tần ô
  • 200g củ cải

Cách làm:

Rửa sạch thái cọng tần ô và củ cải, đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm vào củ cải xào đến gần chín, thêm tần ô, nêm muối, bột nêm, nước bột năng làm xốt, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Công dụng: Tốt cho người bị bệnh béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

Món nước táo mèo, lá sen

Nguyên liệu:

  • 15g táo mèo
  • 10g lá sen khô

Cách làm:
Cho táo mèo và lá sen vào nồi đất, thêm nước sắc 3 lần, gạn lọc lấy nước nấu cô, dùng uống thay trà.

Công dụng: Trị chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, bệnh tăng huyết áp.

Món cháo đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • 50g đậu đỏ
  • 50g gạo
  • Một ít đường trắng

Cách làm:

Đậu đỏ loại bỏ tạp chất, thêm nước đun chín, lại thêm gạo đã vo sạch ninh thành cháo.

Công dụng: trị chứng béo phì và thấp nhiệt uẩn kết gây ra đầy bụng, phù thũng, bí tiểu, phù chân, ung nhọt…

Món canh cá chép – đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • 1 con cá chép (khoảng 1 kg)
  • 100g đậu đỏ
  • 7.5g vỏ quýt
  • 3g muối
  • 10g hành
  • 10g gừng
  • 10g tỏi
  • Một ít bột nêm và bột tiêu

Cách làm:

Vỏ quít thái sợi, đậu đỏ vo sạch, cá chép cạo bỏ vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch. Vỏ quít và đậu đỏ nhét vào bụng cá chép, đặt cá trong tô, thêm vật liệu nêm nếm và nước dùng, cho vào lò hấp 1 giờ.

Công dụng: Trị chứng béo phì, tỳ hư ăn ít, rối loạn tiêu hóa.

Món chè lá sen:

Nguyên liệu:

  • 200g lá sen tươi
  • 100g gạo
  • Một ít đường trắng

Cách làm:

Vo sạch gạo, thêm nước ninh chè. Khi gần chín cho lá sen đã rửa sạch phủ trên mặt, nấu khoảng 15 phút, loại bỏ lá sen, chè có màu xanh nhạt, là được. Khi dùng nêm đường trắng, dùng ăn tùy lúc.

Công dụng: Trị chứng béo phì, chứng cao mỡ máu.

Món củ sen hầm đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 100g củ sen
  • 150g đậu xanh
  • 1.5 lít nước dùng
  • 2g muối
  • 2g bột tiêu
  • 2g bột nêm
  • 3 lát gừng tươi

Cách làm:

Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2 giờ, để ráo sử dụng sau. Củ sen gọt vỏ, bỏ mấu, rửa sạch, thái cọng. Gừng tươi rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước vừa đủ, sau khi đun sôi thêm củ sen, nấu 5 phút vớt ra, dội sạch bằng nước lạnh 2 lần, lại dùng nồi đất đổ vào nước dùng, đun sôi thêm vào củ sen, đậu xanh, gừng tươi hầm chung, cho đến khi đậu nhừ, thêm bột tiêu, muối, bột nêm là được.

Công dụng: trị chứng béo phì, trúng nắng, ngộ độc thức ăn.

Món cháo bí đao

Nguyên liệu:

  • 100g bí đao tươi cả vr
  • 100g gạo

Cách làm:
Bí đao dùng dao cạo sơ, thái lát nhỏ, cùng gạo cho vào nồi đất, nấu chung thành cháo là được. Hoặc dùng hạt bí đao nấu nước bỏ bã, rồi thêm vào gạo ninh thành cháo, mỗi sáng và chiều dùng 1 lần (khi ăn không nêm muối).

Công dụng: trị chứng béo phì, gan nhiễm mỡ.

Một số món ăn bài thuốc cho người béo phi

1. Cháo bí đao: Bí đao tươi 100 g, gạo tẻ 100 g. Bí đao bỏ vỏ, hạt, rửa sạch, xắt lát nhỏ. Gạo sau khi vo sạch, cùng bí đao cho vào nồi, nấu cháo loãng, dùng vào sáng và chiều (cháo không nêm muối). Món cháo có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải khát, xúc tiến giảm béo phì.

2. Canh vịt non: Vịt non 1 con, thảo quả 1 quả, đậu đỏ 250 g, muối và hành lượng vừa đủ. Vịt sau khi giết mổ, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch. Đậu đỏ vo sạch, thảo quả bỏ cuống rửa sạch, cho tất cả vào bụng vịt khâu lại, nấu chín mềm, nêm muối, bột ngọt, hành mỗi thứ một ít. Dùng canh, ăn thịt lúc bụng đói, có thể dùng làm món ăn phụ. Món canh có tác dụng kiện tỳ khai vị, lợi niệu tiêu thũng, giúp giảm béo phì.

3. Canh cá chép: Tất phát 5 g, xuyên tiêu 15 g, cá chép sống 1 con, gừng tươi, rau thơm, rượu, hành, bột ngọt, giấm mỗi thứ lượng vừa đủ. Cá chép bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch xắt lát, hành, gừng rửa sạch, băm hoặc xắt đoạn. Tất phát, cá chép, hành, gừng cho vào nồi, thêm nước, hầm với lửa nhỏ trong 40 phút. Thêm rau thơm, rượu, bột ngọt và giấm. Canh có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, giúp giảm béo phì.

4. Đông cô tiềm: Nấm hương (đông cô) 50 g, canh gà 20 ml, rượu 10 ml, hành, gừng tươi mỗi thứ một ít; muối, đường cát lượng vừa đủ. Nấm hương rửa sạch, ngâm mềm; canh gà đổ vào một nồi lớn, thêm nấm hương, rượu và muối; dùng giấy bạc dán kín miệng nồi, tiềm 1-1,5 giờ, lột bỏ giấy bạc, ăn ngay. Món tiềm có tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống ung thư và giảm béo phì.

5. Xôi ba màu: Đậu đỏ, bo bo, nếp, hạt bí đao, dưa leo mỗi thứ lượng vừa đủ. Dùng nước vo sạch đậu đỏ và bo bo, cho vào nồi hấp chưng 20 phút, sau đó cho nếp đã vo sạch và hạt bí đao, thêm nước đồ chín, rắc dưa leo hạt lựu lên và dùng. Có tác dụng tạo cảm giác no nhưng không dư thừa năng lượng.

Người béo phì nên ăn thế nào ?

Người béo phì nên ăn thế nào ?

 

Nếu bạn bị béo phì hoặcdư thừa cân nặng rồi thì tốt nhất nên thay đổi chế độ ăn ngay và chịu khó hoạtđộng thể lực nhiều hơn.
Sau đây là những lời khuyên cho chế độ ăn của bạn:

Nên:

  • Để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm giàu protein như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, format, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ.
  • Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ.
  • Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: những khẩu phần ăn dưới 1.200 Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như Canxi, sắt, vitamin E… Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày.
  • Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn xalát.
  • Ăn muối rất hạn chế, chỉ dưới 6g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-4g/ngày.

Không nên dùng:

  • Thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò…
  • Thực phẩm nhiều cholesterol: não, tim, gan, thận, lòng lợn…
  • Những món ăn đưa thêm chất béo: bánh mỳ bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán
  • Thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt…
  • Những đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê…

Ngoài ra, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số phươngpháp dùng chế độ ăn đặc biệt cho người béo phì:

  • Chế độ ăn rất thấp năng lượng: Là chế độ ăn dạng lỏng, năng lượng 800Kcal/ngày, vẫn đảm bảo giàu protein có giá trị sinh học cao và bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất, điện giải và các axit béo cần thiết. Việc thực hiện chế độ ăn rất thấp năng lượng chỉ nên kéo dài 12- 16 tuần và dạng ăn này thay thế hoàn toàn các bữa ăn với thức ăn thông thường. Chế độ này chỉ dùng cho người béo phì có BMI>30, và nhất là những người có các bệnh rối loạn kèm theo như: đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, tăng lipid máu, có cơn ngừng thở khi ngủ.
  • Phương pháp thay thế bữa ăn bằng uống: khác với chế độ ăn rất thấp năng lượng là chỉ có 1 hoặc 2 bữa ăn được thay thế bằng dạng uống chứ không phải là toàn bộ khẩu phần ăn.

Ngoàiviệc áp dụng một chế độ ăn đặc biệt, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thểthao ít nhất 30phút /ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu,đạp xe đạp… Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặcđi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2.5km (tức là mất 20 – 30ph đi bộ) mộtngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

(Theo sankom.vn)

Món ăn thường ngày thích hợp cho người béo phì

Béo phì là một loại bệnh do cơ thể có năng lượng đầu vào nhiều hơn so với năng lượng tiêu hao, dẫn đến chất béo tích tụ quá nhiều trong cơ thể, hình thành vóc dáng phì nộn, cân nặng vượt mức bình thường thấy rõ. Dưới đây là một số món ăn ít chất béo, thích hợp với người béo phì.

  1. Nấm hương xào rau cần

Rau cần 500g, nấm hương ngâm nước 50g, muối 3g, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ, dầu ăn 50ml.

Rau cần bỏ lá, rửa sạch, thái cọng dài 2cm, ướp với muối khoảng 10 phút, dùng nước dội rửa sạch để ráo, sử dụng sau. Nấm hương thái lát, cùng giấm, bột nêm, bột năng ướp trong chén, thêm nước khoảng 50ml, khuấy thành xốt, sử dụng sau. Bắc chảo lên bếp có lửa to cho nóng, đổ vào 50ml dầu, khi dầu bốc khói, thêm rau cần, xào sơ 2 – 3 phút, thêm nấm hương xào nhanh, rưới vào nước xốt, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, chứng cao mỡ máu.

  1. Canh cá chép

Cá chép 2 con, tiêu hột 1 muỗng vừa,gừng tươi, ngò rí, rượu vang, hành, bột nêm, giấm với mỗi thứ vừa đủ.

Cá chép bỏ vảy, mổ bụng bỏ nội tạng, thái lát nhỏ; gừng và hành rửa sạch, thái sợi, sử dụng sau. Tiêu hột, cá chép, hành, gừng cho vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp hầm với lửa vừa trong nửa giờ, thêm ngò rí, rượu vang, bột nêm, giấm thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì.

  1. Canh cá chép – đậu đỏ

Cá chép 1 con (khoảng 1kg), đậu đỏ 100g, vỏ quít 7,5g, muối 3g, bột nêm và bột tiêu mỗi thứ vừa đủ, hành 10g, gừng 10g, tỏi 10g.

Vỏ quít thái sợi, đậu đỏ vo sạch, cá chép cạo bỏ vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch. Vỏ quít và đậu đỏ nhét vào bụng cá chép, đặt cá trong tô, thêm vật liệu nêm nếm và nước dùng, cho vào lò hấp 1 giờ.

Chủ trị: chứng béo phì, tỳ hư ăn ít, rồi loạn tiêu hoá.

  1. Món xào nấm hương – nấm rơm

Nấm rơm 250g, nấm hương 50g, muối 3g, bột nêm và đường trắng một ít, nước bột năng vừa đủ, dầu ăn 30ml.

Nấm hương ngâm nước nửa giờ, vớt ra, ép ra nước, bỏ cuống rửa sạch, sử dụng sau. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm nấm hương xào 1 phút, thêm nấm rơm, muối, bột nêm, đường trắng, nước dùng, khi hơi sôi, dùng nước bột năng làm xốt thì hoàn tất.

Chủ trị: người béo phì có chứng cao mỡ máu, bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bị đái tháo đường.

  1. Cháo bo bo – Bí đao

Bo bo 30g, hạt bí đao 100g, đậu đỏ 20g.

Bo bo, bí đao, đậu đỏ lần lượt vo sạch, trộn lại, cho vào trong nồi thêm nước đun đến khi đậu nhừ, thêm ít lá sen bọc trong túi vải, cho vào đun thêm 5 phút, vớt ra thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

  1. Sen xào giá đậu xanh

Lá sen 100g, hạt sen ngâm nước 50g, giá đậu xanh 150g, củ sen 100g, dầu ăn vừa đủ, muối, bột nêm, nước bột năng với mỗi thứ một ít.

Hạt sen, lá sen thêm nước vừa đủ, ninh canh bằng lửa nhỏ, sử dụng sau. Củ sen thái sợi, dùng dầu xào gần chín, thêm hạt sen nấu chín và giá đậu xanh, rưới lên nước canh vừa nấu, thêm muối và bột nêm vừa đủ, dùng nước bột năng làm xốt, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

  1. Cơm nếp ba màu

Đậu đỏ, bo bo với mỗi thứ vừa đủ, nếp, hạt bí đao, dưa leo (dưa chuột) với mỗi thứ vừa đủ.

Đậu đỏ và bo bo dùng nước vo sạch cho vào nồi đun trước 20 phút, sau đó thêm vào nếp và hạt bí đao đã vo sạch thêm nước đun đến chín, múc lên đĩa thêm dưa leo thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ

  1. Cháo đậu đỏ

Đậu đỏ 50g, gạo 50g, đường trắng vừa đủ.

Đậu đỏ loại bỏ tạp chất, thêm nước đun chín, lại thêm gạo đã vo sạch ninh thành cháo.

Chủ trị: chứng béo phì và thấp nhiệt uẩn kết gây ra đầy bụng, phù thũng, bí tiểu, phù chân, ung nhọt…

  1. Chè bo bo

Bo bo 30g vo sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc nồi lên bếp đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh chín. Nêm đường trắng vừa đủ thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu.

  1. Tần ô xào củ cải

Tần ô 100g và củ cải 200g lần lượt rửa sạch thái cọng, đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm vào củ cải xào đến gần chín, thêm tần ô, nêm muối, bột nêm, nước bột năng làm xốt, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

  1. Nước táo mèo – lá sen

Táo mèo (sơn tra) 15g, lá sen (khô) 10g.

Táo mèo cùng lá sen cho vào nồi đất, thêm nước sắc 3 lần, gạn lọc lấy nước nấu cô, dùng uống thay trà.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu, bệnh tăng huyết áp

  1. Chè lá sen

Lá sen tươi 1 tấm (khoảng 200g), gạo 100g, đường trắng vừa đủ.

Gạo vo sạch, thêm nước ninh chè. Khi gần chín cho lá sen đã rửa sạch phủ trên mặt, nấu khoảng 15 phút, loại bỏ lá sen, chè có màu xanh nhạt, lại nấu giây lát thì hoàn tất. Khi dùng nêm đường trắng, dùng ăn tùy lúc.

Chủ trị: chứng béo phì, chứng cao mỡ máu.

  1. Củ sen hầm đậu xanh

Củ sen 100g, đậu xanh 150g, nước dùng 1,5 lít, muối 2g, bột tiêu 2g, bột nêm 2g,  gừng tươi 3 lát.

Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2 giờ, để ráo sử dụng sau. Củ sen gọt vỏ, bỏ mấu, rửa sạch, thái cọng. Gừng tươi rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước vừa đủ, sau khi đun sôi thêm củ sen, nấu 5 phút vớt ra, dội sạch bằng nước lạnh 2 lần, lại dùng nồi đất đổ vào nước dùng, đun sôi thêm vào củ sen, đậu xanh, gừng tươi hầm chung, cho đến khi đậu nhừ, thêm bột tiêu, muối, bột nêm thì hoàn tất.

Chủ trị: chứng béo phì, trúng nắng, ngộ độc thực ăn

  1. Cháo bí đao

Bí đao tươi cả vỏ 100g (hoặc hạt bí đao khô 15g, tươi 30g), gạo 100g.

Bí đao dùng dao cạo sơ, thái lát nhỏ, cùng gạo cho vào nồi đất, nấu chung thành cháo thì hoàn tất. Hoặc dùng hạt bí đao nấu nước bỏ bã, rồi thêm vào gạo ninh thành cháo, mỗi sáng và chiều dùng 1 lần (khi ăn không nêm muối).

Chủ trị: chứng béo phì, gan nhiễm mỡ

LY.DS. BÀNG CẨM

(Theo Baithuochay.net)

Giảm cân nhờ sữa chua trong 8 ngày

Sở hữu một vòng eo thon gọn, một thân hình quyến rũ là mơ ước của rất nhiều chị em phụ nữ. Với thực đơn giảm béo với sữa chua dưới đây, chị em sẽ nhanh chóng “thổi bay” vòng eo ngấn mỡ một cách hiệu quả nhất.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, không chỉ tốt cho đường ruột, làm đẹp da mà còn tiêu hao mỡ thừa hiệu quả.

Bên cạnh đó chất Canxi trong sữa chua có mối liên hệ mật thiết với việc giảm cân vì nó ngăn chặn quá trình lưu trữ chất béo và có thể làm tăng quá trình trao đổi chất. Vì vậy phương pháp giảm cân với sữa chua cực kỳ hiệu quả. Tốt nhất nên chọn loại sữa chua không đường, hoặc sữa chua ít béo để phát huy tối đa tác dụng giảm cân.

Thực đơn ngày 1: Dưa chuột + sữa chua

Dưa chuột và sữa chua đều là thực phẩm giảm béo lại có tác dụng làm đẹp mà ai ai cũng biết. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ giúp bạn cân bằng thành phần dinh dưỡng, đạt được hiệu quả giảm béo mong muốn.

Lưu ý: Bạn nên kết hợp uống nhiều nước trong ngày nữa nhé.

Thực đơn ngày 2: Táo + sữa chua

Giảm cân nhờ sữa chua trong 8 ngày

Bạn có thể ăn táo và sữa chua trực tiếp hoặc chế thành nước ép táo trộn với sữa chua làm bữa ăn chính trong ngày.

Thực đơn ngày 3: Đường đỏ + sữa chua

Một hộp sữa chua kết hợp với 2 gram đường trộn đều có tác dụng điều tiết dạ dày, giúp cơ thể đốt cháy chất béo dễ dàng hơn.

Thực đơn ngày 4: Ăn theo thực đơn ngày thường

Sau 3 ngày có thể gọi là “kham khổ” vì phải kiêng khem quá nhiều, giờ chính là thời điểm để bạn được ăn thoải mái. Để giảm gánh nặng của dạ dày, bạn không nên ăn quá no, mỗi bữa chỉ ăn no 7 phần là đủ. Bạn cũng nên ăn nhiều hoa quả, hạn chế đồ chiên rán.

Thực đơn ngày 5: Đu đủ xanh + sữa chua

Đu đủ xanh gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, ép lấy nước rồi trộn đều với sữa chua uống không chỉ có tốt cho việc giảm béo, mà còn có tác dụng cải thiện vòng 1 nữa đấy.

Thực đơn ngày 6: Chuối + sữa chua

Chuối kết hợp với sữa chua ngoài tác dụng giảm béo, còn rất hữu hiệu trong việc thúc đẩy quá trình bài tiết.

Thực đơn ngày 7: Bột trà xanh + sữa chua

Bạn có thể lấy 10 gram bột trà xanh trộn đều với 200 gram sữa chua ăn trong ngày. Bột trà xanh sữa chua có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết, trị táo bón và chống lại tia bức xạ hữu hiệu.

Thực đơn ngày 8: Sữa chua và nho tươi

Cách làm rất đơn giản, nếu bạn ngán việc ăn nhiều nho, hay uống trà, bạn có thể chế biến món sữa chua nho tươi và lạ miệng lại giảm cân

Tách vỏ nho, lấy phần cùi xé nhỏ và trộn đều với sữa chua, đựng vào hộp kín để trong tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Một ngày ăn một bát sữa chua trộn nho tươi sẽ giúp bạn cung cấp đủ chất cho cơ thể và nhanh chóng giảm cân.

(Theo phunutoday.vn)

Tổng hợp món ăn dành cho người bị tiểu đường

Bài 1: Thịt heo xào hành tây

Nguyên liệu: Hành tây tươi: 100g; Thịt heo nạc: 50 – 100g; Tương, dầu, muối, bột ngọt.

Cách làm: Thịt heo rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, nhúng qua nước sôi, ướp tí nước tương. Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào sào thịt heo trước, sau đó cho hành tây vào xào chung, cho gia vị vừa đủ, vừa ăn. Ăn trong bữa ăn.

Công dụng: món ăn này có công dụng ích thận, giảm đường huyết. thích hợp với người bị tiểu đường kèm theo chứng nóng ở vùng gan, thận, bàng quang.

Bài 2:Nhộng tằm xào lá chanh

Nguyên liệu: Nhộng tằm: 100g; Lá chanh: 5 lá; Dầu ăn, nước mắm, bột ngọt

Cách làm: Nhộng tằm rửa sạch, vớt để ráo. Lá chạn rửa sạch, nhái nhỏ. Đổ nhộng vào chảo xào hơi săn, rưới khoảng 1 muỗng canh dầu ăn, để lửa nhỏ, đảo đều tay. Sau đó thêm nước mắm, bột ngọt, tiếp tục xào khoảng 3 – 5 phút cho ngấm gia vị rồi bỏ lá chanh vào, đảo đều lên rồi tắt bếp. Ăn tùy ý, mỗi lần có thể ăn 20 con; hoặc có thể nấu thành canh để uống.

Công dụng: Món này có công dụng làm giảm đường huyết. thích hợp với mọi loại bệnh tiểu đường.

Món ăn dành cho người mắc Đái tháo đường kèm bệnh tăng huyết áp: Thịt heo nạc xào cần tây

Nguyên liệu: Thịt heo nạc: 50g; Khoai mài khô: 10g; Bột năng: 10g; Rau cần 250g; Trứng gà: 1 quả; Hành :1 củ; Dầu ăn, muối, bột ngọt.

Cách làm: Thịt heo rửa sạch, xắt nhỏ, khoai mài rửa sạch, rau cần rửa sạch, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Cho thịt nạc, trứng gà, bột năng, muối vào tô, đổ ít nước vào trộn đều. để nồi nóng rồi đổ dầu vào, chờ dầu nóng rồi bỏ hành vào khử thơm, rồi cho tô thịt đã trộn vào xào đều, xong bỏ khoai mài và xào trước, sau đó bỏ rau cần vào xào vừa chin là được, nêm nếm muối, bột ngọt vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Công dụng: Kiện tỳ bổ huyết, hạ huyết áp. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm hạ huyết áp.

Thịt heo xào với cần tây hoặc hành tây đều là những món ăn tốt dành cho người tiểu đường.

Món ăn cho người tiểu đường kèm mỡ máu cao

Nấm xào cải xanh

Nguyên liệu: Cải xanh: 300g; Nấm hương tươi: 100g; Hành tím: 1 củ nhỏ; Muối, bột ngọt, dầu ăn.

Cách làm: Rửa sạch nấm, cắt bỏ cuống, ngâm nước muối loãng. Rửa sạch cải xanh, xắt khúc. Hành tím lột vỏ, bằm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, làm dầu nóng, khử thơm hành tím, bỏ nấm vào xào trước, gần chín nấm thì cho rau cải vào, xào tiếp, nêm muối, bột ngọt vừa ăn. Dùng trong bữa ăn cơm.

Công dụng: Món ăn này thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, cao huyết áp và bệnh động mạch vành.

Món ăn dành cho người Tiểu đường dạng béo phì:

Cháo bí đao

Bí đao là một thức ăn không khó kiếm ở nước ta.

Nguyên liệu: Bí đao tươi:100g; Muối; Gạo tẻ: 50g

Cách làm: Bí đao gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, rửa sạch. Gạo vo sạch, cho bí đao với gạo vào nồi, nấu nhừ nhuyễn, nêm muối vừa ăn. Có thể ăn vào bữa sáng hoặc chiều.

Công dụng: Món ăn này có công dụng kiện tỳ lợi tiểu. thích hợp với bệnh tiểu đường kèm béo phì. Chân tay, mình mẩy nặng nề.

Món ăn cho người Tiểu đường kèm hội chứng gan nhiễm mỡ, xơ gan:

Nấm rơm xào thịt nạc

Nguyên liệu: Nấm tươi 250g; Thịt heo nạc 50g; Hành tím: 1 củ; Dầu mè, muối, bột ngọt

Cách làm: Nấm cắt bỏ gốc, rửa sạch, ngâm nước muối loãng; thịt rửa sạch, xắt lát. Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu, khử thơm hành củ, bỏ thịt vào trước rồi đến nấm, xào khoảng 10 phút, khi nấm, thịt chin là được, nêm nếm vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa ăn.

Công dụng: Món ăn này có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo gan nhiễm mỡ, khí huyết hư nhược.

Món ăn dành cho người bệnh tiểu đường có kèm bệnh tim:

Tim heo hầm bắp chuối

Nguyên liệu: Tim heo: 01 quả; Bắp chuối: 100g; Muối

Cách làm: tim heo rửa sạch, để nguyên, dùng dao chẻ nhiều đường dọc theo quả tim. Bắp chuối đã bào mỏng, rửa sạch. Cho tim heo, bắp chuối vào nồi, đổ thêm nước, thêm chút muối, hầm nhừ. Cách ngày ăn một lần, liên tục 7 tháng.

Công dụng: Món ăn này bổ ích tâm tạng, thích hợp với bệnh tiểu đường kéo theo bệnh mạch vành.

Món ăn dành cho người bị tiểu đường có kèm bệnh rối loạn chức năng thận:

Thịt vịt hầm hạt sen

Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Vịt 300g; Muối, bột ngọt

Cách làm: Vịt rửa sạch. Hạt sen rửa sạch. Cho hạt sen và vịt vào nồi đất, nêm chút muối, đổ nước vào dùng lửa nhỏ hầm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng kiện tỳ lợi thủy. thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo thận hư, tỳ hư, sưng phù.

Món ăn dành cho người bị tiểu đường có kèm bệnh hô hấp:

Canh tía tô, rau thơm

Nguyên liệu: Rau thơm (húng quế, kinh giới, hung lủi): 15g; Hành 10g; Tía tô:10g

Cách làm: Tất cả nhặt ngọn, lá non, rửa sạch. Đun sôi lượng nước đã đủ dùng, bỏ cả ba loại vào nấu chin rồi lấy nước uống. mỗi tối một thang, ba ngày 1.

Công dụng: Món này có công dụng tán hàn giải biểu (trị cảm lạnh). Thích hợp với bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh.

(Theo tuelinh.vn)

Món ăn bài thuốc cho người tiểu đường

Dưới đây là hướng dẫn của lương y Quốc Trung và Như Tá về cách dùng những vị thuốc quanh nhà cho người có bệnh tiểu đường.

 Món ăn bài thuốc cho người tiểu đường

1. Dùng 100 gr trái khổ qua, cùng các gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột, xắt từng miếng. Cho ít dầu ăn vào nồi, đợi dầu nóng rồi cho khổ qua vào xào chín, nêm nếm gia vị.

Cách dùng như sau: mỗi ngày dùng 3 lần, liên tục trong 10 ngày, đối với người thích hợp sẽ có tác dụng giảm chỉ số đường huyết. Cũng có người dùng trái khổ qua ăn sống, mỗi ngày một trái (cỡ vừa) cũng cho kết quả ổn định lượng đường huyết. Hoặc có thể dùng dây khổ qua đem phơi khô để dành, mỗi ngày lấy nấu nước uống thay nước trà.

2. Dùng khoảng 200 gr lá cây nha đam (lô hội) còn tươi đem rửa sạch, tước bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, cho vào một chén nước chín, sau đó ép lấy nước cốt để uống trong ngày.

3. Dùng lá ổi non còn tươi độ 100 gr đem nấu nước uống thay nước trà trong ngày cũng có tác dụng giảm (hoặc ổn định) chỉ số đường huyết.

4. Dùng nấm mèo phơi khô; hoa đậu ván cũng phơi khô, hai thứ lượng bằng nhau, rồi đem cả hai để chung và tán thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín, để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 gr bột này pha vào nước chín để uống.

(Theo Thanhnien.com.vn)