Marvela khuyên bạn

Những lời khuyên ẩm thực đơn giản về các bệnh được Marvela tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp chị em phụ nữ dễ nhớ, dễ thuộc và áp dụng ngay vào việc chăm sóc sức khỏe gia đình mình mỗi ngày!
Trà chanh gừng mật ong

Trà gừng là loại thức uống khá phổ biến, rất có lợi cho sức khỏe và giúp giảm cân nhanh. Uống trà gừng có thể giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, tăng tỉ lệ đốt cháy chất béo, thúc đẩy quá trình đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

6279021569_ebce965f94_zCác thứ cần chuẩn bị là:

1. 1 trái chanh nhỏ
2. 1 muỗng canh gừng tươi gọt vỏ và thái lát
3. 2 ly nước sôi nóng
4. Mật ong

Cách làm

1. Rửa chanh và cắt thành lát mỏng.
2. Cho chanh và những lát gừng trong một ấm trà nhỏ.
3. Đổ nước sôi nóng vào bình trà.
4. Đậy nắp ấm trà trong một vài phút để các hỗn hợp ngấm.
5. Cho một chút mật ong vào cho ngọt và giờ bạn có thể thưởng thức vị trà ấm thơm ngọt.

Ngoài ra, trà gừng sẽ giúp làm giảm các vấn đề về đường hô hấp như nghẹt mũi và cảm lạnh. Loại trà này ấm và vị cay sẽ làm giảm bớt các cơn co thắt ở đường hô hấp của bạn, làm cho việc hít thở được dễ dàng hơn.

Cách ăn uống tốt cho người suy thận

Suy thận mạn là hậu quả từ các bệnh mạn tính của thận như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận bẩm sinh và di truyền, bệnh thận do nhiễm độc chì.

Suy thận mạn là hậu quả từ các bệnh mạn tính của thận như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận bẩm sinh và di truyền, bệnh thận do nhiễm độc chì, tăng huyết áp, do dùng một số thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh…

Cách ăn uống tốt cho người suy thận
Người suy thận mạn chỉ nên ăn các loại thịt, cá nạc để có đủ acid amin.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống phải chú ý những điểm sau:

Hạn chế dùng chất đạm và chỉ dùng thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao có đủ các acid amin cần thiết như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn nạc, cá nạc.

Giàu năng lượng: người suy thận mạn thường chán ăn nên cố gắng đạt 35-40kcal/kg thể trọng/ngày. Thức ăn cung cấp năng lượng nên là các loại bột ít protein như các loại khoai, sắn, miến dong, đường mật, dầu mỡ. Không nên ăn nhiều gạo, mì vì có nhiều protein thực vật có giá trị sinh học thấp.

Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, ăn các loại thức ăn có nhiều sắt B12, B6, C, A, E. Nên dùng các loại quả ngọt, rau ít đạm, ít chua, giá đỗ.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan đủ calci, ít phosphat, ăn nhạt khi có phù (chỉ dùng 2-4g muối mỗi ngày), nước uống đầy đủ (tương đương với lượng nước tiểu là được), nếu có phù thì uống ít hơn.

PGS.TS. Trần Đình Toán
(
Theo suckhoedoisong.vn)

Dinh dưỡng kiểm soát bệnh thận

Bệnh thận được xem là “sát thủ thầm lặng” xếp thứ ba, sau bệnh ung thư và bệnh tim. May mắn một điều, tuân thủ theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt có thể giúp bạn kiểm soát dễ dàng chứng bệnh này.

 

o-BUFFET-LINE-facebookBáo The Times of India dẫn một số lời khuyên sau đây của tiến sĩ Umesh Khanna, Chủ tịch Hiệp hội thận Mumbai (Ấn Độ).

– Muối là nguyên nhân chính gây bệnh thận mãn tính, huyết áp cao và bệnh tim. Dùng nhiều muối có thể giữ nước. Do đó, bạn nên giảm lượng muối hấp thụ mỗi ngày. Đừng thêm muối sau khi nấu ăn, càng ít muối càng tốt.

– Chế độ ăn thấp protein giúp trì hoãn bệnh thận tiến triển. Tuy nhiên, protein lại cần thiết cho việc tăng trưởng, củng cố cơ bắp và phục hồi mô. Vì thế, bạn cần bổ sung đủ protein để duy trì sức khỏe.

– Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Tuy nhiên, bạn chỉ hạn chế dùng chất này sau khi đã tham khảo chuyên gia và kiểm tra hàm lượng kali trong cơ thể bạn. Điều này là cần thiết vì kali có nhiều trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

– Lượng phốt-pho trong cơ thể bạn cần được kiểm soát. Hàm lượng phốt-pho nhiều quá có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

– Can-xi là mối bận tâm khác đối với bệnh nhân thận, về sau có thể dẫn tới các bệnh về xương nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

– Lượng nước bổ sung cho cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ. Tuy nhiên, nếu không phải lọc thận, đừng hạn chế lượng nước bổ sung. Chỉ uống nước khi bạn thấy khát, nếu cơ thể giữ nước, nên hạn chế dùng muối. Bạn không thể kiểm soát lượng nước vào cơ thể nếu bạn ăn muối quá nhiều, vì bạn luôn thấy khát.

– Dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, qua đó cản trở bệnh thận tiến triển. Trong khi việc kiểm soát chế độ ăn uống là cần thiết, lượng thức ăn bạn dùng cũng là một vấn đề. Nếu bạn ăn nhiều quá, giá trị dinh dưỡng sẽ thay đổi đáng kể.

– Ngoài ra, bạn cần phải tránh hoặc hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia. Tóm lại, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, quá trình “sống chung” với bệnh thận sẽ trở nên dễ chịu hơn.

(Theo Thanh Nien)

Ăn gì để thận khỏe mạnh?

 Chỉ cần tăng vitamin, các dưỡng chất cần thiết và bổ sung chất kháng viêm có sẵn trong thực phẩm, bạn sẽ không lo về bệnh thận.

Tỏi được coi như một loại kháng sinh loại nhẹ chứa chất kháng viêm giúp bảo vệ thận.
Tất cả các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ có nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K rất tốt cho thận.
Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin thiết yếu và khoáng chất, cung cấp protein cao, kali và phốt pho thấp giúp thận hoạt động tốt.
Hành chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp chống ung thư, bệnh tim và thúc đẩy hoạt động tim mạch. Hành khi ăn sống có tác dụng như một chất chống viêm.
Các loại quả mọng, đặc biệt quả việt quất chứa chất chống oxy hóa, cranberries giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ bệnh tim và một số loại ung thư.
Táo cũng chứa các hợp chất chống viêm cùng hàm lượng kali thấp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm cholesterol và ung thư.
Sử dụng dầu ôliu thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh thận. Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do và giúp giảm viêm động mạch.
Cá cá hồi, cá trích, cá mòi chứa hàm lượng protein cao chất lượng và axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol và giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính.
(Theo GDVN)
8 quy tắc vàng để bảo vệ thận

Bệnh thận là một sát thủ thầm lặng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy vậy, có một số cách đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Dưới đây là 8 quy tắc vàng để bảo vệ thận.

1. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động

Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp và do đó khiến ta ít nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy“vận động cho khỏe thận”, tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào mà ta ưa thích như đi bộ, chạy,đạp xe đạp… để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng.

2. Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu

Khoảng một nửa số người bệnh tiểu đường có diễn biến tổn thương thận, vì vậyviệc thường xuyênxét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường. Điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong máu với sự theo dõi, hỗ trợ của bác sỹ.

3. Theo dõi huyết áp

Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim, song ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Từ 140/90 mmHg trở lên, cần đi khám bác sỹ, để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Huyết áp cao đặc biệt dễ gây tổn thương thận khi kết hợp với các yếu tố khác như tiểu đường, cholesterol máu cao và bệnh tim mạch.

4. Ăn uống lành mạnh và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý

Điều này có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Giảm lượng muối ăn hằng ngày. Các bác sỹ khuyên chỉ nên ăn 5-6 gam muối mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối ăn vào, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn của nhà hàng và không nêm thêm muối vào thức ăn. Chúng ta có thể duy trì chế độ ăn nhạt dễ dàng hơn nếu tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống.

5. Uống đủ nước hằng ngày

Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5 đến 2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Tuy vậy, uống nhiều không có nghĩa là uống quá nhiều một lúc, vì có thể gây hại.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giới tính, tập thể thao, khí hậu, tình trạng sức khỏe, mang thai và cho con bú… Ngoài ra, những người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mới.

6. Không hút thuốc

Hút thuốc làm lưu lượng máu tới thận bị chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng khoảng 50% nguy cơ ung thư thận.

7. Không dùng thường xuyên các thuốc không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid hay dùng như ibuprofen có thể gây ra tổn thương thận và bệnh thận nếu uống thường xuyên. Thuốc này có thể không gây hại nhiều nếu thận tương đối khỏe mạnh và chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Những người bị đau mạn tính (như viêm khớp, đau lưng…), cần hỏi bác sĩ cách kiểm soát cơn đau mà không gây hại cho thận.

8. Định kỳ kiểm tra chức năng thận nếu có một trong số các yếu tố nguy cơ sau: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc bệnh thận…

YHTH
Theo t5g.org

Ăn uống có lợi cho tim mạch

Bệnh tim mạch được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người. Nghiên cứu cho thấy nếu chọn đúng thực phẩm tích cực vận động và biết tự chăm sóc bản thân thì có thể giảm đến 80% nguy cơ mắc bệnh.

– Uống 2 ly nước cam trong một ngày là lời khuyên của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ). Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 70 tình nguyện viên. Những người này được cho uống 2 ly nước cam mỗi ngày trong suốt một tháng, kết quả là tỷ lệ cholesterol tốt (HDL) tăng lên 21%, đồng nghĩa với việc cải thiện sức khoẻ tim mạch đáng kể.

– Chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa trong ngày, thay vì ăn dồn vào 2-3 bữa, là cách làm giảm cholesterol xấu (LDL) từ 10-20% và giảm nguy cơ động mạch vành – dù bữa ăn có chứa nhiều lipid hay glucid hơn những người chỉ ăn 2 bữa chính. Cholesterol xấu gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch.

– Uống một ly nhỏ rượu vang đỏ, có hàm lượng saponin gấp 3-10 các loại thức uống khác vào mỗi bữa ăn tối, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

– Thay thế bánh mì, gạo trắng bằng bánh mì đen hoặc gạo lức là cách hạn chế sự hấp thu của các glucid tổng hợp, để có thể hạ tỷ lệ triglycerid và tăng nhẹ nhàng cholesterol tốt.

– Sử dụng dầu ô liu cho món dầu giấm. Acid béo không bão hòa của ô liu có thể hạ cholesterol xấu ở những người tiểu đường, béo phì.

– Thêm ít bột quế vào bột cà phê hoặc khoảng 6 gr/ngày trong các món ăn, vừa tăng hương vị vừa có thể giúp giảm gần 30% tỷ lệ cholesterol xấu.

– Ăn cách ngày một trái bưởi hồng có thể vừa giữ vòng eo thon thả vừa hạ cholesterol nhờ vào chất xơ pectin hòa tan.

– Thay thế đường bằng mật ong trong thức uống hay món tráng miệng là cách đơn giản để hạn chế các bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não do cholesterol cao.

(Theo Vnexpress)

20 thực phẩm tốt cho tim mạch
Sức khỏe trái tim rất quan trọng với cơ thể. Tắc nghẽn máu trong tim có thể gây ra đột quỵ, cao huyết áp, bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch. Do đó chúng tôi cung cấp cho bạn top 20 loại thực phẩm có thể loại bỏ tắc nghẽn trong động mạch và duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Nghệ

Xơ vữa động mạch là khi các động mạch cứng lại do bị viêm. Nghệ có đặc tính kháng viêm. Gia vị có lợi ích trong việc giảm bệnh tim mạch. Chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ làm giảm viêm trong các động mạch ngoại biên.

Cam

Cam rất giàu vitamin C có thể chống lại cảm lạnh thông thường. Nhưng loại quả này cũng có thể chống lại các bệnh tim. Cam chứa chất xơ pectin làm giảm cholesterol, vitamin C tăng cường các bức tường của động mạch giảm tắc nghẽn trong động mạch. Nước cam có thể cải thiện chức năng của các mạch máu.

Lựu

Đây là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa cải thiện các bức tường của động mạch. Lựu đặc biệt tốt cho tim nhờ sự hiện hữu của chất chống oxy hóa. Lựu đốt cháy và sản xuất nitric oxide để cải thiện mức độ máu chảy vào động mạch.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có nhiều protein tốt cho người ăn chay. Bông cải xanh có chứa vitamin K có lợi cho sự hình thành xương. Vitamin K cũng bảo vệ các động mạch khỏi bị hư hại. Ngoài ra vitamin K, bông cải xanh rất giàu chất xơ có thể làm giảm cholesterol và cao huyết áp .

Ngũ cốc nguyên hạt

Kết hợp ngũ cốc nguyên hạt trong của chế độ ăn uống để giảm cholesterol . Ngũ cốc nguyên hạt chứa các sợi chất xơ giúp động mạch không bị tắc nghẽn.

Hải sản có lợi cho con người với nhiều mức độ khác nhau như: sức khỏe tâm thần, não, thị lực, xây dựng cơ bắp và phụ nữ khi mang thai. Omega-3 bảo vệ trái tim của bạn và làm giảm nồng độ triglyceride máu. Để làm sạch động mạch bạn hãy chọn cho mình các loại cá giàu Omega 3.

Các loại hạt

Hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, hạt dẻ là loại hạt thân thiện với trái tim. Các loại hạt chứa vitamin E là bức tường bảo vệ động mạch. Các loại hạt cũng chứa các sợi giúp làm giảm cholesterol trong máu.

Dầu ô liu

Dầu ô liu được biết có lợi ích sức khỏe, nó là loại dầu tốt nhất để ngăn chặn một gia tăng của cholesterol trong máu. Bên cạnh cholesterol, dầu ô liu cũng có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao.

Quế

Gia vị này mang lại cho con người rất nhiều lợi ích sức khỏe. Quế được sử dụng như một loại gia vị cũng như cho các món tráng miệng. Gia vị đa năng này làm giảm chất béo trong máu ngăn chặn tắc nghẽn trong các mạch máu.

Cà phê

Mặc dù uống cà phê có thể có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó cũng có thể cải thiện sức khỏe của bạn nếu bạn uống cà phê điều độ. Nếu bạn uống 4 tách cà phê mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Pho mát

Điều quan trọng của pho mát là làm giảm cao huyết áp để tránh các bệnh đột quỵ liên quan đến tim. Pho mát giàu canxi để làm giảm huyết áp.

Trà

Trà có thể làm tăng sự trao đổi chất, nó cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Trà có chứa một chất chống oxy hóa gọi là catechin, nó giống như một lá chắn cho thành động mạch. Chất chống oxy hóa này cũng ngăn ngừa cục máu đông có thể gây tử vong.

Dưa hấu

Dưa hấu tuyệt vời cho chăm sóc da và trong việc giảm cân. Acid amin được tìm thấy trong dưa hấu giúp giảm cao huyết áp . Nhưng dưa hấu cũng có chứa oxit nitric có thể mở ra các mạch máu cải thiện dòng chảy của máu.

Rau bina

Đây là một thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh tim. Rau bina chứa carotene có thể ngăn chặn cholesterol khỏi bị vón cục trong các động mạch. Rau bina có thể làm giảm cao huyết áp.

Cà chua

Cũng như trái lựu, chè, cà chua cũng chứa chất chống oxy hóa bảo vệ các thành động mạch. Trong cà chua, lycopene giữ cholesterol ở mức độ thấp.

Đậu

Đậu có chứa axit folic và chất xơ có thể ngăn chặn các động mạch khỏi bị bít. Đậu cũng là một nguồn tốt của carbohydrate.

Táo

Như cam, táo quá chứa chất xơ có tên pectin hấp thụ cholesterol trong máu. Ăn táo là một cách tuyệt vời để giảm cholesterol trong máu.

Bưởi

Các bưởi lòng đỏ rất giàu chất chống oxy hóa, chất lycopene trong đó cũng có trong cà chua. Bưởi đỏ giúp ngăn ngừa tác hại cho động mạch của bạn. Bưởi cũng là loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngô

Bảo vệ động mạch của bạn bằng cách tiêu thụ ngô. Ngô có chứa chất xơ giúp bảo vệ động mạch của bạn bằng cách đưa cholesterol ra ngoài.

Tỏi

Tỏi giúp ngăn ngừa tích tụ của cholesterol quá nhiều trong máu. Các thioallyls hợp chất có trong tỏi chiến đấu chống lại các cục máu đông.

(Theo Danviet.vn)

Các loại dinh dưỡng tạo lá chắn cho tim

Những thực phẩm sau đây có thể giúp bạn bảo vệ tim mạch, tiêu diệt các phân tử gốc tự do, chống cholesterol cao.

Táo: Đây là nguồn phong phú chất xơ và chất chống ô-xy hóa. Chất chống ô-xy hóa từ táo khi vào cơ thể có tác dụng loại bỏ các phân tử gốc tự do, chống chứng viêm sưng và ngừa ung thư. Có thể ăn một quả táo (cung cấp 85 calo) mỗi ngày.
Cà rốt: Beta-carotene trong cà rốt giúp bảo vệ động mạch, chống chứng máu vón cục. Nhờ chứa nhiều chất xơ, cà rốt giúp cung cấp kali – chất có tác dụng giảm huyết áp, vitamin B6 và một số chất chống ô-xy hóa khác.
y hoc 62 Các loại dinh dưỡng tạo lá chắn cho tim
Thịt bò: Thịt bò cung cấp khá nhiều vitamin B12 và B6. Cơ thể cần cả hai loại vitamin này để chuyển hóa homocysteine thành những phân tử không còn gây độc hại cho cơ thể. Hàm lượng homocysteine cao có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao, đồng thời còn dẫn tới chứng loãng xương. Các chuyên gia khuyên dùng 100g thịt nạc mỗi ngày.

Tỏi: Tỏi chứa allicin và một số hợp chất sulphur khác giúp giảm huyết áp và cholesterol. Theo báo The Times of India, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết hợp chất trong tỏi giúp ức chế quá trình sản xuất cholesterol có hại LDL trong gan.

Dưa hấu: Bạn có thể ăn khoảng 200g dưa hấu mỗi ngày, vốn cung cấp khoảng 62 calo. 200g dưa hấu còn cung cấp khoảng 275mg kali giúp giảm huyết áp. Trong dưa hấu cũng chứa nhiều chất chống ô-xy hóa lycopene rất tốt cho tim mạch.

(Theo y.edu.vn)

Món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng của lợn vì cho rằng chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu biết cách phối hợp với các nguyên liệu khác thì chúng lại có tác dụng hỗ trợ phòng chống, chữa bệnh rất tốt. Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và phủ tạng lợn để bạn đọc tham khảo.

Tim đập loạn nhịp: bầu dục lợn 1 quả, đẳng sâm 15g, đương quy 15g, gừng tươi 15g, trần bì 1 miếng. Bầu dục lợn bóc màng, rửa sạch thái mỏng. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.

– Hoặc tim lợn 1 quả, thần sa 1,5g. Bổ quả tim ra, bôi thần sa vào bên trong, hấp cách thủy ăn.

Tăng huyết áp: mật lợn 1 cái, đậu xanh vừa phải, cho đậu xanh vào túi mật lợn, treo trước hiên nhà, hong cho khô. Lấy đậu xanh uống, mỗi lần uống 6 -7 hạt, ngày uống 2 lần với nước ấm.

Hình ảnh Món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch số 1

Thiếu máu:

thịt lợn cả bì 150g, rượu nho 200ml, có thể thêm một ít nước, nấu chín, ăn lúc ấm.

– Gan lợn 150g, rau chân vịt 250g. Rửa sạch, rau cắt đoạn, gan lợn thái mỏng. Đun nước sôi, cho gừng, muối, rau, gan lợn vào nấu chín ăn.

– Gan lợn 1 bộ, đường trắng vừa phải. Gan rửa sạch, luộc chín, thái mỏng sao khô, tán thành bột, cho đường trắng vào trộn đều, bỏ lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10-15g, mỗi ngày 3 lần pha với nước sôi uống. Bài này rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu.

- Bì lợn 100g, đại táo 10 quả, gân móng lợn 15g. Bì lợn rửa sạch thái miếng, táo bỏ hạt, gân móng lợn ngâm nước cho mềm. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ. Ăn bì, gan, uống nước canh.

   Lương y Minh Chánh

(Theo Sức Khỏe Đời Sống)

3 bài thuốc cơ bản điều trị xơ vữa mạch vành

Xơ vữa mạch vành là chứng bệnh thường gặp ở người từ trung và cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh là do rối loạn chuyển hóa lipit trong cơ thể, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Đông y xếp chứng bệnh này vào phạm vi chứng tâm thống.

Người bệnh có những triệu chứng điển hình là đau trong lồng ngực, khó thở, hồi hộp, hoảng hốt, lo âu mất ngủ hoặc ngủ chập chờn. Đau có khi lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, khi phải gắng sức, bị nhiễm lạnh, ăn uống quá no say, tình cảm kích động mạnh. Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ trị bị bệnh.

Bài 1: xuyên khung 10g, ích mẫu 12g, phục thần 10g, lạc tiên 16g, long nhãn 12g, đại táo 10g, đinh lăng 16g, hoàng kỳ 12g, tang diệp 20g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 14g, hà thủ ô 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, dưỡng tâm an thần.

Bài 2: cát căn 15g, tâm sen 10g, hắc táo nhân 16g, tang diệp 20g, bồ công anh 20g, hà thủ ô 16g, đại hoàng 4g, đương quy 15g, thục địa 12g, ngũ gia bì 15g, ích mẫu 12g, cam thảo 10g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, chống co thắt.

Bài 3: xuyên khung 10g, đương quy 16g, đinh lăng 20g, bạch thược 12g, thục địa 12g, liên nhục 16g, tâm sen 10g, lạc tiên 20g, cát căn 20g, trúc diệp 16g, tô mộc 20g, cam thảo 10g, huyết đằng 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết, dưỡng tâm, chống co thắt mạch vành.

Các món ăn kết hợp tăng hiệu quả trị bệnh

Cháo chim bồ câu – táo nhân: chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 80g, táo nhân 20g, gia vị vừa đủ. Chim bồ câu vặt lông bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, sau đó cho vào xào chín kỹ. Gạo tẻ đãi sạch thêm nước hầm thành cháo. Táo nhân sao đen tán bột mịn. Cho gạo vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo, khi cháo chín cho thịt chim bồ câu và bột táo nhân vào trộn đều, cho sôi lại là được. Thêm gia vị ăn trong ngày. Công dụng: chim bồ câu bổ ngũ tạng, lưu thông huyết mạch. Táo nhân sao đen dưỡng tâm an thần. Dùng món này cải thiện được tâm khí, tốt cho người bị hoảng hốt, lo âu, tâm thần hao tán, đau vùng ngực, khó thở, giấc ngủ chập chờn…

Cháo tim lợn, lạc tiên: tim lợn 1 quả, gạo tẻ 80g, lạc tiên phơi khô 40g, gia vị vừa đủ. Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị rồi xào chín. Lạc tiên cho vào ấm, đổ nước nấu sôi 20 phút rồi rót lấy nước bỏ bã. Lấy nước này cùng gạo hầm cháo cho chín kỹ. Khi cháo được cho tim lợn vào trộn đều, cho sôi lại là được, nêm gia vị vừa ăn, ăn nóng, chia ăn hai lần sáng chiều. Công dụng: tim lợn bổ tâm huyết; lạc tiên an thần. Món này rất tốt cho người bị đau ngực, hồi hộp lo âu, rạo rực, thiếu máu cơ tim, tinh thần bất an, giấc ngủ chập chờn…

Lương y Thanh Ngọc

(Theo chuabenhtim.com)

Ăn ít tinh bột giúp tim khỏe mạnh

Ăn ít tinh bột giảm sức khỏe trái tim

 

Kết quả nghiên cứu mới cho thấy chế độ ăn ít bột đường được chứng minh có hiệu quả hơn ăn ít chất béo để phòng ngừa mắc bệnh tim mạch.

Theo nghiên cứu mới do Đại học Tulane (Mỹ) thực hiện, chế độ ăn ít chất bột đường có thể giảm cân và giảm cả nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu dựa trên 148 người tham gia cuộc khảo sát, độ tuổi trung bình 47, bị béo phì nhưng không mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường, chia một cách ngẫu nhiên thành 2 nhóm, một nhóm theo chế độ ăn ít bột đường (không hơn 40g tinh bột mỗi ngày), hoặc nhóm ăn ít chất béo (dưới 30% lượng calorie mỗi ngày). Sau một năm, nhóm ăn ít chất bột đường giảm trung bình 5,4kg, nhiều hơn so với nhóm còn lại chỉ sụt chưa đến 2kg. Đồng thời, nhóm hạn chế thức ăn bột đường cũng giảm được những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cholesterol thấp hơn so với lúc vừa tham gia.

(Theo chuabenhtim.com)

Uống trà xanh và cà phê giảm nguy cơ đột quỵ

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản nói rằng trà xanh hoặc cà phê giúp giảm rủi ro đột quỵ, đặc biệt nếu chúng là một phần của chế độ ăn uống thường xuyên, theo hãng tin UPI.

Tiến sĩ Yoshihiro Kokubo thuộc Trung tâm Tim mạch và não quốc gia Nhật Bản cho biết, nhóm nghiên cứu do ông chủ trì đã khảo sát 83.269 người trưởng thành ở nước này về thói quen uống trà xanh và cà phê. Nhóm nghiên cứu cũng theo dõi họ trong thời gian bình quân 13 năm.
Cà phê, trà xanh giúp giảm nguy cơ đột quỵ 1

Trà xanh giúp giảm nguy cơ đột quỵ – Ảnh minh họa: Shutterstock.

Cuộc nghiên cứu cho thấy những người uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 20% so với những người ít uống loại nước này.

Những người uống 2 – 3 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 14%, và những người uống ít nhất 4 tách có thể giảm nguy cơ đến 20%, so với những người ít uống trà xanh.
Những người uống ít nhất một tách cà phê hoặc 2 tách trà xanh mỗi ngày có thể giảm 32% nguy cơ xuất huyết não so với những người ít uống loại nước này.
“Bạn có thể điều chỉnh lối sống một chút để kéo giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thêm trà xanh vào chế độ ăn uống của mình”, ông Kobuko nói.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Stroke: Journal of the American Heart Association.
(Theo Thanh Niên)